SỬ DỤNG THỊT MÁT: ĐỔI THÓI QUEN, GIỮ SỨC KHỎE

SỬ DỤNG THỊT MÁT: ĐỔI THÓI QUEN, GIỮ SỨC KHỎE

Việc sử dụng thịt nóng là một đặc trưng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vì được giết đưa đến người tiêu dùng ngay sau khi giết mổ nên rất khó truy xuất  nguồn gốc. Thế nhưng, thịt mát có rất nhiều ưu điểm và thay đổi nhận thức mua sắm là điều nên […]

Việc sử dụng thịt nóng là một đặc trưng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vì được giết đưa đến người tiêu dùng ngay sau khi giết mổ nên rất khó truy xuất  nguồn gốc. Thế nhưng, thịt mát có rất nhiều ưu điểm và thay đổi nhận thức mua sắm là điều nên làm.

Người tiêu dùng nên thay đổi thói quen sử dụng thịt nóng bằng thịt mát, thịt đông lạnh tại các siêu thị để bảo đảm sức khỏe.

Thịt mát ổn định chất lượng, tránh nhiễm khuẩn

Tại Việt Nam, thịt lợn được bày bán ở ba dạng phổ biến. Đó là thịt nóng, thịt đông lạnh và thịt mát. Hiện có đến hơn 80% người dân có thói quen mua thịt nóng tại chợ. Tỷ lệ người dân tiêu thụ sản phẩm thịt mát, thịt đông lạnh hiện nay rất thấp.

Chị Nguyễn Thị Thanh, chủ cửa hàng kinh doanh nhạc cụ trên đường Nguyễn Khang (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị thường chỉ mua thịt lợn, bò, gà tươi từ một người quen trong khu chợ gần nhà, vì cả nhà chị không ai thích ăn thịt mát, càng không ăn thịt đông lạnh. “Thịt tươi vừa giết mổ xong ăn mới ngon, ngọt, thơm. Còn thịt mát, đông lạnh luôn cho tôi có cảm giác như ăn thịt cũ”, chị nhận định.

Cùng chung quan điểm, chị Nguyễn Thị Triển (Khương Đình, Thanh Xuân) chia sẻ, dù thường xuyên đi siêu thị nhưng không có thói quen mua đồ đông lạnh. “Buổi sáng hằng ngày, tôi thường ra chợ mua đồ tươi sống, sau đó về nhà chế biến sạch sẽ nấu ăn cho cả gia đình”, chị Triển nói.

SỬ DỤNG THỊT MÁT: ĐỔI THÓI QUEN, GIỮ SỨC KHỎE

Thịt nóng luôn tạo cảm giác ngon, tươi đối với người dùng. Nhưng các chuyên gia thực phẩm cho rằng loại thịt này khó kiểm soát vệ sinh. Thịt nóng dễ nhiễm khuẩn ngay từ khâu giết mổ đến khâu bày bán.

Trên tinh thần đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến nghị người tiêu dùng nên sử dụng các loại thịt mát. Quyết định số 3087/QĐ-BKHCN ngày 16-10-2018 đã công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát.

Theo đó, thịt lợn được xử lý bảo đảm tâm thịt ở phần dày nhất đạt từ 0 độ C đến 4 độ C. Thời gian xử lý không quá 24 giờ sau giết mổ. Đây là nhiệt độ lý tưởng, bởi ở điều kiện này, vi sinh vật bị kìm hãm sự phát triển. Bên cạnh đó duy trì được một số enzyme giúp thịt tươi ngon và giữ trọn chất dinh dưỡng.

“Không có vi sinh vật nào có thể phát triển ở nhiệt độ âm 15 độ C, nên thịt mát được xem là an toàn”.

Theo điều tra của Bộ Y Tế, trong khoảng 30 năm qua, lượng tiêu thụ thịt của người Việt tăng 6 lần. Trong khi lượng tiêu thụ rau xanh và cá lại ít. Cụ thể, năm 1985, trung bình mỗi người ăn dưới 14g thịt/ngày thì nay đã tăng 85g thịt/ngày. Lượng tiêu thụ cá từ khoảng 40g cá/ngày tăng lên 60g cá/ngày. Ngược lại, lượng tiêu thụ rau xanh giảm còn khoảng 200g/người/ngày.

PGS.TS Lê Bạch Mai nhấn mạnh lợi ích của việc nên ăn nhiều rau xanh. Vì việc ăn nhiều thịt ít rau, cá liên quan trực tiếp đến tình trạng béo phì, gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại nước ta hiện nay.

Tìm hiểu thêm thông tin khác về thịt mát tại đây.

SỬ DỤNG THỊT MÁT: ĐỔI THÓI QUEN, GIỮ SỨC KHỎE

Tăng cường kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thịt

Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ các thông tin về nguồn gốc, thành phần, cách bảo quản. Thông tin hướng dẫn sử dụng và thời gian sử dụng cũng cần được kiểm tra kỹ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên kiểm tra nhiệt độ bảo quản thịt và chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất.

Người tiêu dùng có thể cân nhắc các loại hạt, như: Đậu đen, đậu tương, đậu xanh, lạc, vừng. Chúng có hàm lượng đạm cao hơn nhiều lần so với thịt. Thực tế, trong khẩu phần ăn của người Việt chưa coi trọng dinh dưỡng từ các loại hạt. Người dân nông thôn ít bị bệnh tim mạch, ung thư ruột già, đái tháo đường hơn người thành thị vì họ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ từ rau quả, các loại hạt.

admin

Related post