NẤU BÚN MỌC THƠM NGON CHO CẢ NHÀ!

NẤU BÚN MỌC THƠM NGON CHO CẢ NHÀ!

Nếu bạn đã chán những mâm cơm truyền thống và muốn đổi vị bằng món gì đó tươi mới hơn thì Bún mọc chính là lựa chọn hoàn hảo đấy. Một tô bún đầy đủ thịt, rau, tinh bột, vừa no vừa thơm ngon, lại không khó chế biến cho bữa ăn của cả gia […]

Nếu bạn đã chán những mâm cơm truyền thống và muốn đổi vị bằng món gì đó tươi mới hơn thì Bún mọc chính là lựa chọn hoàn hảo đấy. Một tô bún đầy đủ thịt, rau, tinh bột, vừa no vừa thơm ngon, lại không khó chế biến cho bữa ăn của cả gia đình, quá tuyệt đúng không? Cùng tham khảo ngay bài viết để biết cách làm món bún độc đáo này nhé!

1. Hướng dẫn cách làm bún mọc 

a. Chuẩn bị nguyên liệu: 

Để làm món bún mọc, bạn cần chuẩn bị những thành phần sau: 

Sườn non (hoặc sườn thăn): 400g

Giò sống: 250g

Xương ống: 300g

Bún tươi: 1 kg

Chả lụa: 200g

Mộc nhĩ: 50 gr

Hành lá: 5 cây

Rau mùi: 1 bó nhỏ

Hành tím: 3 củ

Rau sống: tía tô, húng quế, rau diếp,…

Gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối,…

Dụng cụ: nồi, bếp, chảo, tô,…

b. Sơ chế nguyên liệu: 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần, bạn tiến hành sơ chế nguyên liệu theo các bước sau: 

– Xương ống: Bạn rửa sạch xương, chặt nhỏ rồi trụng xương qua nước sôi. Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi nước mới và cho xương vào hầm, thêm vào một ít muối, hạt nêm và nước mắm để nước dùng ngọt hơn. 

Trong quá trình hầm xương, tạp chất và chất bẩn sẽ đóng thành một lớp bọt nổi trên mặt nước, bạn nhớ vớt bọt thường xuyên để nước dùng được trong và ngon hơn nhé.

– Sườn non: Bạn rửa sạch sườn với nước muối để khử mùi, sau đó chặt nhỏ thành từng khúc cho vừa ăn. Tiếp tục cho ướp phần sườn vừa chặt với mắm Nam Ngư, hạt nêm và một chút tiêu xay trong khoảng 10 phút.

– Chả lụa: Bạn thái chả thành từng miếng vừa ăn.

– Hành lá, rau mùi: Bạn bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

–  Rau sống: Rửa thật sạch lại với nước rồi ngâm trong nước muối khoảng 5 phút để loại bớt tạp chất bẩn

– Bún tươi: Trụng sơ qua với nước sôi, để ráo nước.

-Mộc nhĩ: Bạn rửa sạch mộc nhĩ rồi ngâm chúng trong nước nóng cho nấm nở ra rồi thái sợi nhỏ.

c. Tiến hành chế biến

– Cho hành tím băm và tất cả phần thịt dăm vào và giã nhuyễn. Khi đã giã nhuyễn thịt, bạn nêm vào muối, hạt nêm và tiêu xay nhuyễn. Sau đó, bạn tiếp tục giã để gia vị thấm đều vào thịt. Vớt thịt đã giã nhuyễn ra tô và trộn với nấm mèo, trộn đều lên.

– Dùng 2 chiếc muỗng cà phê để vo những viên mọc thành hình tròn hoặc bạn có thể viên trực tiếp bằng tay.

– Cho mọc vào nước sôi để luộc, khi mọc chín thì sẽ nổi lên mặt nước, lúc này bạn vớt mọc ra và để riêng trong một tô nhé.

– Tiến hành nấu nước dùng cho bún mọc: Bạn cho chảo lên bếp, đổ vào một ít dầu ăn , đợi dầu nóng thì cho hành tím vào phi cho thơm rồi cho sườn vào đảo đều. Đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.

– Bạn cho xương ống và sườn non vào nồi nước lạnh (khoảng 1.5 lít) bắc lên bếp đun. (có thể cho thêm 3 củ hành tím vào nồi để giúp nước dùng ngọt thơm hơn). Đợi nước sôi lên, bạn điều chỉnh lửa nhỏ lại và hầm trong 1 tiếng, nhớ vớt bọt nổi lên trong quá trình đun để nước dùng trong hơn. Bạn có thể tiến hành nêm vào nồi nước dùng cho vừa miệng nhé.

– Cho những viên mọc đã luộc lại vào nước dùng. Cuối cùng, bạn nêm vào nồi nước dùng 1 muỗng canh nước mắm và nhanh chóng tắt bếp. Nước mắm sẽ giúp cho nước dùng thêm thơm và đậm đà, nhưng lưu ý là chỉ nếm nước mắm khoảng một phút trước khi tắt bếp để mắm không bị biến chất hoặc mất hết hương vị bạn nhé.

Hoàn thành và trình bày: 

– Cho bún vào tô, đặt thêm vào 2 lát chả lụa, chan nước dùng vào tô kèm với sườn non và những viên mọc. Cuối cùng, bạn rắc hành ngò lên trên và thưởng thức. Bạn cũng có thể ăn bún mọc kèm với rau sống cùng vài miếng chanh. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với mắm tôm hoặc nước mắm và ớt nếu muốn.

Những lưu ý khi nấu bún mọc: 

– Với xương ổng, giò sống và sườn non, bạn lưu ý mua ở những cơ sở phân phối thịt heo uy tín như Vinmart hoặc MEATDeli để tránh những sản phẩm thịt ngoại nhập không rõ xuất xứ tràn lan trên thị trường sau dịch nhé. 

– Giò sống ở đây là sản phẩm được chế biến từ thịt heo. Thành phần chính của sản phẩm này là mỡ heo, thịt heo nạc và một số gia vị đặc trưng. Tất cả được xay nhuyễn hoặc giã tùy theo cách chế biến của từng người. Bạn có thể làm giò mọc tại nhà, nhưng thực tế để có được một viên mọc đạt chất lượng (dai, dòn) thì rất công phu. Giò mọc ngon là giò mọc được làm ngay sau khi giết mổ (trong vòng một giờ). Sau khi thành giò mọc sống, trong vòng tối đa một giờ phải nấu luôn vì giò mọc sẽ không quyện với nhau được nếu để quá lâu (những viên mọc như vậy gọi là “mọc chết”, rất bở). Chính vì sự “bất khả thi” trong việc làm mọc ngon như vậy nên bạn có thể dùng giò mọc đông lạnh ngoài thị trường. Chỉ lưu ý là cần giữ lạnh giò mọc sống suốt từ khi mua đến khi thả vào nồi nước dùng, viên mọc thành phẩm sẽ đỡ bở hơn. 

– Một trong những yếu tố tạo nên độ ngon của bún mọc mà bạn ít ngờ tới là hành phi: Hành phi làm nên hương vị ngọt thơm đặc trưng cho tô bún mọc và cũng không quá khó làm. Củ hành tím bào mỏng, rồi cho vào chảo chiên ngập dầu, để lửa nhỏ và thường xuyên đảo hành. Đến khi cánh hành vàng thì vớt ra, thấm hút dầu ngay, để cánh hành phi sẽ dòn thau.

– Phần bún, bạn nên chọn loại bún tươi và khô ráo. 

– Ngoài ra, một gia vị nữa góp phần tăng sức hấp dẫn cho món bún mọc là mắm tôm. Mắm này được nêm sống ngay trên bàn ăn. Mắm tôm phải thật sự vệ sinh và không có mùi tanh thì bữa ăn mới chất lượng bạn nhé.

Tuy là món của miền Bắc nhưng giờ đây món bún mọc cũng rất phổ biến ở đất Sài Gòn từ quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng. Và với những gợi ý trên đây, bạn thậm chí còn có thể tự chế biến cho mình một tô bún mọc siêu chất lượng tại nhà nữa, ngại gì mà không bắt tay vào thử nghiệm ngày nào. Chúc các bạn có những bữa ăn thật chất lượng nhé!

 

admin

Related post