THỊT MÁT MEATDELI ĐẠT TRĂM TỶ DOANH THU

THỊT MÁT MEATDELI ĐẠT TRĂM TỶ DOANH THU

Về thương hiệu thịt mát MEATDeli, theo số liệu chưa kiểm toán đơn vị đạt doanh số gần 330 tỷ đồng và 100 tỷ đồng doanh thu trong tháng 12, tăng gấp đôi so với tháng 6/2019 – tương đương 60% doanh thu thịt tươi của Vissan chỉ sau 1 năm ra mắt thị trường. […]

Về thương hiệu thịt mát MEATDeli, theo số liệu chưa kiểm toán đơn vị đạt doanh số gần 330 tỷ đồng và 100 tỷ đồng doanh thu trong tháng 12, tăng gấp đôi so với tháng 6/2019 – tương đương 60% doanh thu thịt tươi của Vissan chỉ sau 1 năm ra mắt thị trường.

MEATLife (MML) vừa công bố tình hình kinh doanh năm 2019 với doanh thu duy trì, biên lợi nhuận EBITDA được cải thiện dù bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo Châu Phi (“ASF”). Chi tiết, doanh thu thuần MML là 13.799 tỷ đồng, giảm 1,3% so với mức 13.977 tỷ trong năm 2018. Trong đó, doanh thu thức ăn gia súc giảm 24,5% được bù đắp nhờ thức ăn gia cầm tăng trưởng 13,4% và thức ăn thủy sản tăng trưởng 17,8%.

Được biết, mảng thức ăn gia súc bị ảnh hưởng bởi dịch ASF trong năm 2019, tuy nhiên các mảng thức ăn chăn nuôi khác lại tăng trưởng mạnh, thức ăn thủy sản và gia cầm lần lượt tăng 18% và 13%, bù đắp cho sản lượng thức ăn gia súc giảm 25%.

Về thương hiệu thịt mát MEATDeli, theo số liệu chưa kiểm toán đơn vị đạt doanh số gần 330 tỷ đồng và 100 tỷ đồng doanh thu trong tháng 12, tăng gấp đôi so với tháng 6/2019 – tương đương 60% doanh thu thịt tươi của Vissan chỉ sau 1 năm ra mắt thị trường.

MML cũng mở rộng danh mục thịt với việc ra mắt các sản phẩm thịt mát chế biến vào quý 4/2019. Thịt mát chế biến sẽ là nhân tố chủ lực giúp thúc đẩy tăng trưởng, không chỉ về doanh thu mà còn về biên lợi nhuận hoạt động. Dự kiến, thịt mát có thương hiệu sẽ đóng góp từ 20-25% doanh thu MML trong năm 2020.

Luỹ kế quý 4/2019, doanh thu thuần MEATDeli đạt 220 tỷ. Ước tính doanh thu thuần cả năm tính trên doanh thu thuần tháng 12 là 1.200 tỷ đồng.

Về hệ thống phân phối, từ 260 điểm bán có bảo quản lạnh vào cuối quý 3/2019, đến tháng 12/2019, MML đã nâng số lượng điểm bán có bảo quản lạnh lên 624 điểm tại Hà Nội và Tp. HCM. Ban điều hành dự kiến số lượng điểm bán bảo quản lạnh sẽ đạt hơn 2.000 cửa hàng đến cuối tháng 12/2020, bao gồm các cửa hàng của VCM.

Được biết, việc sáp nhập VCM giúp MSN sở hữu hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp, thông qua đó phân phối các sản phẩm tiêu dùng của chính công ty, tác động lớn lên hoạt động kinh doanh của Masan về dài hạn. Theo quan điểm Chứng khoán Bản Việt (VCSC), sở hữu kênh bán lẻ đang dần trở nên quan trọng khi sự vươn lên mạnh mẽ của các chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam sẽ khiến các công ty FMCG ngày càng phụ thuộc vào các chuỗi bán lẻ này trong việc tiếp cận người tiêu dùng.

Song, ở chiều ngược lại, MSN sẽ đảm trách một mảng kinh doanh đầy thách thức là VinCommerce mà trong đó Tập đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai; đồng thời VinCommerce cũng đã ghi nhận các khoản lỗ lớn trong trong quá khứ (dựa theo báo cáo kết quả kinh doanh theo bộ phận của Vingroup), VCSC cho hay.

Theo Cafe F

admin

Related post