CÁCH CHẾ BIẾN THỊT ĐÚNG ĐẮN
Muốn giữ được chất dinh dưỡng trong thịt trọn vẹn thì phải biết sơ chế và chế biến thịt đúng cách. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về những quy tắc cần thiết để chế biến thịt lợn thì cùng tham khảo bài viết này nhé. Những quy tắc cần biết khi vệ sinh thịt […]
Muốn giữ được chất dinh dưỡng trong thịt trọn vẹn thì phải biết sơ chế và chế biến thịt đúng cách. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về những quy tắc cần thiết để chế biến thịt lợn thì cùng tham khảo bài viết này nhé.
Những quy tắc cần biết khi vệ sinh thịt lợn
1. Rửa thịt nhiều lần và ngâm nước muối khi rửa
Cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt là rửa bằng nước sạch nhiều lần sau khi mua về. Nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra, do đó bạn cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước ấm để ngâm thịt một lúc rồi mới rửa sạch.
2. Luộc thịt sơ qua trước khi chế biến
Nếu bạn để ý sẽ nhận ra thỉnh thoảng, thịt nổi bọt khi luộc. Nguyên nhân chính là vì thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn. Để loại bỏ được tạp chất này và luộc thịt sạch hơn, bạn nên luộc sơ qua một lần trước khi chế biến.
Đây là phương pháp được chia sẻ bởi PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia. Cụ thể, cho một ít giấm và muối vào nước luộc thịt, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa. Sau đó nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Lần này nên cho chút gia vị để thịt được đậm, kỹ hơn có thể thả vào một củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập hoặc một ít rượu trắng vào để khử mùi tanh, giúp nước và thịt được thơm hơn.
Những sai lầm cần tránh khi chế biến thịt
1. Bảo quản thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Theo các chuyên gia y tế rằng, chúng ta không nên bảo quản các loại thịt gia cầm, gia súc (tức là bao gồm cả thịt heo) quá 5 ngày. Thậm chí, với thủy sản thì thời gian bảo quản không nên quá 2 ngày.Việc bảo quản thịt trong tủ lạnh quá lâu ngoài làm tiêu biến đi các chất dinh dưỡng của thịt còn dễ dẫn đến sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
2. Rã đông thịt sai cách
Để tiết kiệm thời gian rã đông thịt lấy từ tủ lạnh, nhiều bạn vẫn để thịt mềm ra từ từ ở nhiệt độ phòng hoặc trùng với nước nóng. Thế nhưng cả 2 cách này đều không nên cả, vì thịt sẽ dễ bị ôi thiu nếu rã đông ở ở nhiệt độ phòng dễ làm, cũng như bề mặt thịt cứng, khuếch tán các vi khuẩn khi tiếp xúc với nước sôi.
Tốt nhất, bạn nên tính toán trước rằng “hôm sau ăn gì” và lấy thịt xuống từ ngăn đông, bỏ vào ngăn mát từ đêm hôm trước. Làm như vậy thịt sẽ giữ được dưỡng chất. Đặc biệt, bạn không nên trữ đông lại những miếng thịt đã được rã đông, như thế vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, vừa khiến thịt bị mất hết chất dinh dưỡng quan trọng.
3. Chần nước sôi sơ qua trước khi chế biến thịt
Nhiều người sau khi mua thịt về chỉ rửa sơ thịt qua hay thậm chí là cho vào nước sôi để chần mà không hề rửa. Họ cho rằng làm như thế sẽ giúp loại được tạp chất bẩn mà vẫn giữ được dưỡng chất của thịt, tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Bởi chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt, trong khi phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C).
Chưa kể, việc chần thịt qua nước sôi không thể loại bỏ tạp chất trong thịt mà thậm chí còn gây tác dụng ngược khi các chất độc nếu có trong thịt có thể sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong. Nguyên nhân là do khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt giữ chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.
4, Luộc thịt heo quá kỹ
Nhiều phụ huynh cho rằng thịt luộc chín kỹ tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế lại ngược lại hoàn toàn. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nếu luộc thịt luộc trong thời gian dài các axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ có thể chuyển hóa thành các axit amino aromatic. Trong 12 hợp chất axit amino aromatic có đến 9 hợp chất có khả năng gây ra ung thư. Vì thế, các mẹ chỉ nên luộc thịt vừa chín mềm để tránh việc chất dinh dưỡng chuyển hóa thành chất gây bệnh, đồng thời nhớ vớt bỏ đi lớp bọt đầu tiên khi thịt tiết ra.
5. Thêm nước lạnh khi luộc
Đang luộc thịt, tự nhiên thấy nước nóng nên bốc hơi hết, cạn hẻo, thế là nhiều chị em nội trợ rất vô tư thêm tí nước vào xong cho đủ lấp cục thịt và giúp thịt chín đều hơn, Việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây hệ quả đáng tiếc đó. Cụ thể, việc thêm nước lạnh trong khi thịt ở nhiệt độ cao làm các Protein, Chất béo từ thịt kết tủa, co cứng làm mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng từ thịt. Thế nên nếu có muốn thêm nước khi luộc, tốt nhất là bạn nên dùng nước sôi nhé.
6. Chọc đũa và lật thịt liên tục
Bạn làm gì để kiểm tra xem thịt chín chưa? Có phải là chọc đũa xiên qua miếng thịt để xem độ mềm của nó không? Sau đó lại tiếp tục lật thịt qua lại để kiểm tra vì nôn cho thịt chín? Ắt hẳn 8 trên 10 chị em nội trợ làm như vậy, nhưng khá buồn là việc kiểm tra thịt như vậy là không nên chút nào. Bởi như thế chất ngọt trong thịt sẽ liên tục tiết ra ngoài, làm thịt khô và mất đi vị ngon vốn có.
Khi luộc thịt, bạn cần chờ sau khi nước sôi 5 phút rồi hẵng chọc đũa để kiểm tra. Nếu thịt chưa chín thì luộc 5 phút nữa là được rồi.
7. Dùng thớt gỗ đã cũ, mòn
Thớt gỗ là lựa chọn tốt nhất khi bạn băm cũng như thái thịt, dù là thịt chiên hay luộc… Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng với những chiếc thớt gỗ đã được sử dụng lâu ngày, bị bong tróc hay mài mòn, nấm mốc, vì đó là điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn trú ẩn. Tốt nhất là bạn nên thay mới những chiếc thớt gỗ đã mòn của gia đình. Đặc biệt, đừng dùng chung thớt cho thực phẩm sống và chín nhé.
Trên đây là một vài lưu ý tuy ngắn gọn nhưng rất quan trọng trong quá trình chế biến thịt. Bạn nhớ thuộc lòng những nguyên tắc này để đảm bảo cho bản thân và gia đình những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng nhé!