GỢI Ý LÀM CHẢ THỦ TẠI NHÀ

GỢI Ý LÀM CHẢ THỦ TẠI NHÀ

Chả thủ, hay còn được gọi theo cách dân dã là giò thủ, là một món ăn bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Hiện nay đã phổ biến khắp nước, những dạng thức chế biến ít nhiều tương đồng như món ăn này cũng tồn tại tại rất nhiều nền ẩm thực khác trên […]

Chả thủ, hay còn được gọi theo cách dân dã là giò thủ, là một món ăn bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Hiện nay đã phổ biến khắp nước, những dạng thức chế biến ít nhiều tương đồng như món ăn này cũng tồn tại tại rất nhiều nền ẩm thực khác trên thế giới

Thường xuất hiện trong các dịp Tết, hoặc các buổi tiệc thiết đãi khách, ăn kèm hoặc là mồi nhắm rất phổ biến. Đối với một số gia đình, chả thủ kết hợp với bánh mì, là một sự lựa chọn tiện lợi cho bữa sáng của gia đình.

Chả thủ là một món ăn thơm ngon kết hợp từ rất nhiều nguyên liệu với nhau tạo nên vị dai giòn và không bị ngán như các loại chả, giò khác.

Mọi người vẫn thường tìm mua loại chả thủ ngon tại các hàng quán, vì họ cho rằng để làm chả thủ rất kì công và tốn kém. Nhưng thật ra chả thủ rất dễ làm, nếu quen tay, bạn có thể thay đổi nguyên liệu nguyên bản để chả thủ tăng thêm độ giòn, phù hợp với khẩu vị gia đình hơn. Thitmat.vn xin giới thiệu với các bạn công thức đơn giản dưới đây để bạn có thể tự tay làm tại nhà, vừa ngon vừa bổ dưỡng mà đảm bảo an toàn thực phẩm.

1. Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 500 gram tai heo, 200 gram mũi heo (hoặc lưỡi heo), 200 gram thịt nạc giò heo. Bạn nên chọn thương hiệu MEATDeli cho tất cả các thực phẩm từ thịt heo để đảm bảo chất lượng cũng như biết rõ nguồn gốc, được kiểm chứng thịt sạch, an toàn cho người sử dụng.
  • 80gram nấm mèo (mộc nhĩ), 50 gram nấm hương, 10 gram hành tím và tỏi băm, gừng.
  • Các loại gia vị, nước mắm ChinSu, dầu ăn và tiêu sọ.

2. Các bước sơ chế:

Bước 1: Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho vào 1 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, vài lát gừng để khử mùi và hành tím để thịt heo thơm ngon hơn. Cho tiếp tai heo, mũi heo, thịt heo vào nồi, chần khoảng 5 phút. Quan sát thấy thịt săn lại thì cho vào nước lạnh để giữ được độ tươi của thịt. Cắt lát mỏng mũi heo, thịt nạc và tai heo.

Bước 2: Ướp tất cả phần thịt trên với đường, hạt nêm, muối, tiêu xay và tiêu sọ. Trộn đều hỗn hợp. Khi thịt thấm đều gia vị, cho vào tủ lạnh bảo quản 30 phút.

– Mộc nhĩ và nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước ấm 20 phút cho thật nở, sau đó cắt bỏ cuống nấm, rửa sạch và thái sợi cho thật nhỏ và đều.

Bước 3: Bắc chảo nóng và phi vàng hành tím, tỏi băm. Tiếp theo cho phần thịt vào, xào đều tay để tránh mỡ tiết ra, về sau sẽ khó đông và rất ngấy. Bạn cũng cần lưu ý, đảo thịt đến khi hơi vàng, quyện gia vị và đảm bảo thịt không cháy. Quá trình này kéo dài khoảng 5 phút, thịt bắt đầu săn lại và đổi màu sậm hơn thì cho nấm hương và mộc nhĩ vào. Nêm nước mắm nguyên chất, xào thêm 3 phút cho đến khi nấm hương, mộc nhĩ và thịt thấm đều gia vị.

Bước 4: Cho thịt vào trong khuôn làm giò thủ, nhấn nhẹ nắp khuôn xuống để thịt dính đều. Để khâu này dễ thực hiện, bạn nên ép khuôn khi thịt vẫn còn ấm, vì khi thịt nguội sẽ không còn kết dính được với nhau. Chả thủ thành phẩm sẽ bể nát, kém ngon. Sau khi ép khuôn, bạn để thêm ít phút cho nguội bớt rồi bảo quản trong ngăn lạnh. Ít nhất sau 7 đến 8 giờ chả thủ mới sẵn sàng để bạn thưởng thức.

Trong trường hợp không có khuôn ép, bạn có thể tự gói tay chả thủ. Để thực hiện, bạn xếp lá chuối ra khay, rồi cho thịt vẫn còn nóng vào túi nilon, đặt ở giữa lá chuối, dùng tay ấn cho thịt thật chặt rồi gói lại, dùng dây lạt cột lại (quấn càng chặt thì chả càng ngon). Khi giò nguội, bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.

Chả thủ ăn ngon nhất là khi dùng kèm nước chấm. Pha chế nước mắm tỏi ớt để tăng hương vị của chả thủ, kích thích vị giác; hoặc bạn cũng có thể chấm với muối tiêu, muối ớt xanh, tuỳ sở thích. Đặc trưng của chả thủ là một món ăn giàu chất béo và đạm, trong thành phần nguyên liệu bạn có thể thấy rau củ rất ít, chỉ dùng để làm tăng độ giòn sực cho chả. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn cũng nên ăn kèm với rau sống.

Để chả thủ đạt yêu cầu và ngon miệng, bạn phải cẩn thận trong khâu lựa chọn nguyên liệu. Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Do đó, để món ngon, có độ giòn vừa phải, nên chọn tai heo cỡ vừa. Nhận biết độ tươi qua màu sắc và kiểm tra bằng tay về độ đàn hồi của thịt. Thành phẩm cuối cùng của bạn phải có độ giòn, thơm và có đủ độ béo. Về màu sắc, có màu hơi hồng của phần lưỡi heo xen lẫn sọc trắng của sụn tai và màu nâu đen của nấm mèo nổi bật trên phần mỡ đông màu trắng ngà. Miếng giò khi cắt ra thành khoanh tròn đều màu, kết dính lại với nhau chứ không khô và rời rạc miếng thịt.

Với cách làm chả thủ được chia sẻ ở trên, Thitmat.vn hi vọng các bạn có thể tự tay làm chả thủ ngon, vừa tiết kiệm chi phí, có thể sử dụng bất cứ lúc nào mà vẫn đảm bảo an toàn cho gia đình khi thưởng thức.

admin

Related post