MEATDELI – TOP SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG

MEATDELI – TOP SẢN PHẨM ĐƯỢC TIN DÙNG

Thịt mát MEATDeli của Công ty CP Masan MeatLife vừa lọt top 10 thương hiệu – sản phẩm được tin dùng nhất Việt Nam năm 2019. Thịt mát MEATDeli vừa lọt top 10 thương hiệu – sản phẩm được tin dùng nhất Việt Nam năm 2019. Đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm […]

Thịt mát MEATDeli của Công ty CP Masan MeatLife vừa lọt top 10 thương hiệu – sản phẩm được tin dùng nhất Việt Nam năm 2019.

Thịt mát MEATDeli vừa lọt top 10 thương hiệu – sản phẩm được tin dùng nhất Việt Nam năm 2019.

Đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam, thành công của MEATDeli là một hiện tượng hiếm thấy.

“Phúc lợi động vật” là nguyên tắc bắt buộc

Trong một dịp hiếm hoi, chúng tôi được mục sở thị Tổ hợp chế biến thịt Meat Hà Nam của Công ty Cổ phần Masan MeatLife (thuộc Masan Group). Hoành tráng! Đó là điều đương nhiên. Bởi với 1.000 tỷ đồng rót xuống mảnh đất rộng 10ha, chắc chắn phải tạo ra những công trình tầm cỡ.

Tuy nhiên, một sản phẩm thịt mát chưa đầy 1 năm, đã cho doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, thì phải có gì đó rất đặc biệt.

“Phúc lợi động vật” là thuật ngữ đầu tiên mà ông Huỳnh Thái Hoàng – Giám đốc sản xuất toàn quốc Masan MeatLife nhắc đến, khi nói về bí quyết tạo ra những miếng thịt heo có màu đỏ tươi, mềm, vị thơm ngon đặc trưng mang thương hiệu MEATDeli.

Tại các lò giết mổ truyền thống, ai cũng nhìn thấy khuôn mặt sợ hãi của những con heo, khi chúng đứng trước gã đồ tể lăm le chích điện vào đồng loại. Sự lo lắng đã kích hoạt hoóc môn trong cơ thể, tăng nồng độ axit khiến thịt bị nhão, nhạt màu, giảm vị ngon.

Bởi vậy, tại tổ hợp chế biến thịt mát Meat Hà Nam, các chuyên gia đã nghiên cứu các giải pháp để đàn heo được… ra đi trong hạnh phúc.

Thịt mát MEATDeli được giết mổ, chế biến theo dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ châu Âu

Ông Hoàng, chia sẻ: Vận chuyển động vật sống là khâu rất quan trọng, nhưng nhiều người không để ý tới. Để tối ưu hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp nhét hơn 200 con lợn/chuyến xe, vào mùa nắng nóng, chúng không có khoảng thở dẫn đến stress, cắn nhau rất dữ, bởi vậy màu sắc của thịt cũng sẽ biến đổi. Còn với Masan MeatLife, đàn heo được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, với mật độ thoáng, mỗi ô chỉ chứa 1 con để chúng được thoải mái nhất.

Thực hiện nguyên tắc phúc lợi động vật, mọi hành động sử dụng roi hay vật cứng để đánh heo đều bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, để những chú heo “ra đi thoải mái” như chìm vào giấc ngủ, Masan MeatLife đã ứng dụng công nghệ làm ngất theo cách riêng. Lần lượt từng tốp heo (từ 5 – 7) con được lùa vào phòng kín, tại đó có hệ thống thổi khí CO2 để gây ngạt. Chỉ sau 20 giây, đàn heo sẽ ngất, mất hoàn toàn ý thức và dần dần tắt thở.

Áp dụng “3 tuyến kiểm dịch”

Toàn bộ quy trình giết mổ heo đều thực hiện trên giá treo với các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu. Để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn có hại giữa các cá thể, sau khi được chuốt lông, công nhân nhà máy sẽ dùng khò lửa để tiêu diệt vi sinh vật ngoài da và phân heo. Mỗi con heo chỉ sử dụng 1 con dao duy nhất để mổ, sau đó lại nhúng vào nồi nước sôi 100oC và thay dao khác.

Để đảm bảo thịt heo không nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, nhà máy áp dụng “3 tuyến kiểm dịch” gồm kiểm dịch ngay tại trại, kiểm dịch trước khi đưa vào nhà máy và kiểm dịch trước khi xuất khỏi nhà máy. Vào thời điểm nhà máy hoạt động, luôn có 4 cán bộ thú y túc trực để mổ khám, kiểm tra từng cá thể heo.

Sau khi được giết mổ, heo móc hàm được bảo quản trong kho lạnh từ -4oC đến 0oC để tiêu diệt, ức chế toàn bộ vi khuẩn

Ông Huỳnh Thái Hoàng tiết lộ: “Chỉ tính riêng chi phí test virus ASF để kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi đã khiến giá thành sản phẩm đội lên bình quân 12.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đây là việc chúng tôi bắt buộc phải làm theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).

Sau khi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, những con heo móc hàm (đã lọc phần đầu, nội tạng và chân dưới) được đưa vào phòng làm lạnh cấp tốc (với nhiệt độ từ -22oC đến -18oC) trong khoảng 2 giờ để tiêu diệt, ức chế toàn bộ vi sinh vật xót lại trong quá trình giết mổ.

Tiếp đến, những con lợn sẽ được di chuyển tự động đến phòng làm mát (nhiệt độ từ -4oC đến 0oC) trong khoảng 14 – 16 giờ. Ở nhiệt độ này, thịt lợn tươi sẽ từ từ chín sinh hóa, đồng thời giúp giảm độ pH của thịt lợn từ 7,2 xuống còn khoảng 5,5 – 6,2 giúp tạo ra màu sắc hồng tươi, thịt mềm và dẻo. Khi miếng thịt đạt chuẩn mới chuyển sang dây chuyền pha lóc và đóng gói.

Hơn 800.000 người dân Thủ đô ưa chuộng

Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli tại Hà Nam có tổng diện tích 10ha, ứng dụng công nghệ hiện đại nhất châu Âu cho tới thời điểm này. Nhà máy có công suất giết mổ 240 con/giờ, tương đương khoảng 1,4 triệu con lợn/năm. Đây là cơ sở đầu tiên của Việt Nam và duy nhất ở thời điểm hiện đạt tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc công nhận.

Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli có công suất giết mổ 240 con/giờ

Đặc biệt, thịt mát được áp dụng đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh 9 từ châu Âu. Công nghệ này giúp giữ nguyên chất lượng và màu đỏ hồng của thịt tươi trong suốt thời hạn sử dụng, hạn chế vi sinh phát triển nhờ cung cấp ôxy tự nhiên vào bên trong hộp thịt. Toàn bộ quá trình chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối đều đảm bảo nhiệt độ thịt từ 0 – 4oC giúp thịt tiếp tục “thở” trong môi trường mát lành, tươi ngon suốt 9 ngày (đối với thịt ba chỉ, còn gọi là ba rọi).

Hiện nay, MeatLife đang sở hữu chuỗi thực phẩm khép kín “3F” (Feed – Farm – Food) từ thức ăn chăn nuôi, sản xuất heo giống sạch bệnh, trang trại chăn nuôi heo thịt ở Nghệ An (quy mô 230.000 con/năm) và nhà máy giết mổ, chế biến thịt mát. Nhờ đó, trước bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi lan rộng khiến gần 6 triệu con lợn trong nước bị chết, Masan MeatLife gần như vẫn chủ động được nguồn cung thịt sạch ra thị trường bình quân khoảng 300 con/ngày.

Theo nghiên cứu của Nielsen, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ khi ra mắt vào cuối năm 2018, sản phẩm thịt mát Meat Deli đã được hơn 800.000 người tiêu dùng Hà Nội và được 97% người tiêu dùng đồng ý sản phẩm thịt heo MEATDeli tươi ngon.

Hiện tại Công ty Masan MeatLife đã khép kín chuỗi giá trị thịt lợn từ thức ăn, con giống, trang trại chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Thịt heo mát MEATDeli đã chính thức có mặt tại TP.HCM với hơn 40 điểm bán tại các cửa hàng, hệ thống siêu thị Vinmart và Co.opXtra, hơn 20 đại lý chính thức và hàng trăm cửa hàng phân phối.

Doanh thu của MEATDeli đạt 69 tỷ đồng vào quý III/2019, tăng 4 lần so với quý II/2019. Doanh thu thuần trung bình mỗi tháng tăng 31%. Dự kiến, doanh thu thuần cả năm 2019 sẽ đạt 1.200 tỷ đồng. Dự kiến, chuỗi điểm bán thịt mát Meat Deli có hệ thống bảo quản lạnh sẽ đạt hơn 650 điểm vào cuối tháng 12/2019.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn thói quen sử dụng “thịt nóng” ngay sau giết mổ. Thịt tươi được bán ở các chợ truyền thống là chủ yếu, chiếm 80% thị phần.

Trong khi đó, hầu hết các nước phát triển đều giết mổ công nghiệp, thịt sau khi giết mổ làm mát mới đưa ra thị trường tiêu thụ.

Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, cho biết, thịt cấp đông đúng quy trình sẽ đảm bảo nhất; còn thịt nóng, thịt tươi không đảm bảo bằng vì trong thân thịt có các vi sinh vật có thể thăng trưởng gấp 20 lần trong 1 tiếng ở 20oC, cho nên tốt nhất phải hướng sang thịt mát, thịt đông. Thịt được bày bán tại các chợ truyền thống thì rất khó kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được.

Còn TS Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông – lâm – thủy sản thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho rằng:

“Sử dụng thịt mát sẽ đảm bảo các yếu tố: Thứ nhất là an toàn thực phẩm; thứ hai là đảm bảo chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm; thứ ba là chất lượng cảm quan; và đặc biệt là có thời hạn bảo quản dài, giúp cho sản phẩm thịt mát khi đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao và ổn định nhất”.

admin

Related post