Dòng vốn ngoại rục rịch trở lại, nhóm cổ phiếu nào đang được quan tâm?

Dòng vốn ngoại rục rịch trở lại, nhóm cổ phiếu nào đang được quan tâm?

Thị trường chứng khoán đang đón nhận nhiều thông tin tích cực, nổi bật là các dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thuế quan hay khối ngoại mua ròng trở lại. Trong bối cảnh hiện tại, dòng tiền kỳ vọng sẽ hướng đến các cổ phiếu như MSN của Tập đoàn Masan, thuộc nhóm ngành […]

Thị trường chứng khoán đang đón nhận nhiều thông tin tích cực, nổi bật là các dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thuế quan hay khối ngoại mua ròng trở lại. Trong bối cảnh hiện tại, dòng tiền kỳ vọng sẽ hướng đến các cổ phiếu như MSN của Tập đoàn Masan, thuộc nhóm ngành thiết yếu, an toàn trước những bất định của vĩ mô.

Nhiều tín hiệu khởi sắc, khối ngoại mua ròng trở lại

Thống kê cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng được khoảng 4 tuần. Kể từ sau thời điểm mà hầu hết các thị trường giảm mạnh do chính sách thuế quan của Mỹ, các nhà đầu tư quốc tế có dấu hiệu quay lại các thị trường mới nổi, cận biên.

Sau các tuyên bố của Chính quyền Trump, USD đã giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới phân tích nhận định rằng các tài sản được định giá bằng USD sẽ kém hấp dẫn hơn, bên cạnh việc nhận thấy những chính sách thương mại của Mỹ là rất khó đoán.

Để đảm bảo an toàn cho tài sản, họ đã giảm bớt tỷ trọng đầu tư tại Mỹ. Khi USD giảm, tiền tệ của các thị trường mới nổi có dấu hiệu tăng giá trở lại, kể đến Yên Nhật, Won Hàn Quốc, Bảng Anh, Euro.

Tại châu Á, nhiều thị trường chứng khoán hút vốn tốt, tiếp diễn tại Nhật Bản và đảo chiều hút ròng lũy kế đến cuối tháng 4 tại Ấn Độ, bên cạnh mức rút ròng lũy kế giảm đáng kể tại Đài Loan, Malaysia, Indonesia. Cùng với xu hướng dịch chuyển dòng tiền, các ETF đầu tư vào Đông Nam Á đảo chiều hút ròng.

Trong bối cảnh đó, trong 2 tuần trở lại đây, thị trường Việt Nam cũng được mua ròng hơn 1,000 tỷ trên cả ba sàn, cho thấy tín hiệu từ khu vực đang tạo ra hiệu ứng tích cực. Nhiều chuyên gia cũng kỳ vọng chuỗi mua ròng này sẽ kéo dài trong thời gian tới, khi Việt Nam và một loạt quốc gia khác đang chờ đón câu chuyện đàm phán với Mỹ.

Theo đó, nhà đầu tư được khuyến nghị nên hướng đến các cổ phiếu đã tạo đáy và còn cách xa vùng điều chỉnh, đồng thời tìm đến cổ phiếu từ các công ty phục vụ nhu cầu thiết yếu như một kênh còn nhiều tiềm năng và an toàn trước những bất định của vĩ mô.

Cổ phiếu tiềm năng được “chọn mặt gửi vàng”

Mới đây, một cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ đã được chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng kinh doanh trong năm 2025.

Nhà phân tích này dự báo doanh thu thuần năm 2025 của Masan (MSN) đạt 86.955 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số (NPAT-MI) đạt 2.802 tỷ đồng, tăng 40,2%. Mức tăng này dựa trên các động lực chính từ các mảng kinh doanh cốt lõi hiệu quả của tập đoàn trong thời gian qua.

Bên trong một cửa hàng WIN của Masan Group. (Ảnh: MSN).

Ở mảng tiêu dùng nhanh FMCG, Masan Consumer (MCH) sở hữu “thành tích” kinh doanh nhờ vào sức mạnh thương hiệu mạnh và danh mục sản phẩm đổi mới sáng tạo liên tục.

Năm 2025, MCH dự kiến tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi với việc ra mắt danh mục mới của Omachi mang tên “Quán Xá Châu Á” (Ẩm thực đường phố châu Á).

Song song đó, các thương hiệu mạnh thuộc ngành hàng gia vị như CHIN-SU, Nam Ngư tiếp tục dẫn đầu thị trường với chiến lược xây dựng thương hiệu gắn liền với phong cách sống và văn hóa ẩm thực Việt Nam.

BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận hoạt động (EBIT) của Masan Consumer tăng lần lượt 10,1% và 9,2%.

WinCommerce (WCM) – đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ với quy mô lớn nhất Việt Nam, tiếp tục chiến lược tăng tốc mở rộng quy mô, hứa hẹn góp phần vào doanh thu đáng kỳ vọng cho tập đoàn này.

Theo thông tin từ doanh nghiệp, tháng 4/2025, WCM đã mở mới 68 cửa hàng, trong đó có 46 cửa hàng WinMart+ Nông thôn, nâng tổng số cửa hàng toàn hệ thống lên 4.035 và chuỗi Nông thôn đạt 1.500 cửa hàng.

Với tốc độ trung bình mở mới gần 50 cửa hàng WinMart+ Nông thôn mỗi tháng, mục tiêu cán mốc 1.900 cửa hàng vào cuối năm không chỉ khả thi mà còn đang nằm trong tầm tay doanh nghiệp.

Từ chiến lược mở rộng mạnh mẽ, BCVS dự báo doanh thu của WCM tăng 15,2% và EBIT tăng tới 105,8%.

Một trong những trụ tăng trưởng mới của MSN là mảng kinh doanh thịt có thương hiệu Masan MEATLife (MML).

Theo Masan, một trong những bước đột phá chiến lược của MML trong năm 2025 là triển khai thành công công nghệ tăng năng suất phối giống heo nái, giúp mở rộng quy mô đàn heo thịt thêm khoảng 24.000 con mỗi năm.

Với giá trị thành phẩm trung bình đạt ~7,5 triệu đồng/con, khoản gia tăng này tương đương 180 tỷ đồng doanh thu bổ sung trong năm 2025. Đáng chú ý, MML đã duy trì đà tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025 với doanh thu đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng mạnh 163 tỷ đồng, ghi nhận quý thứ ba liên tiếp có lãi.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các mảng kinh doanh cốt lõi đang là những trụ cột quan trọng của tập đoàn tiêu dùng bán lẻ hàng đầu này.

Đồng thời, chiến lược kinh doanh với tầm nhìn dài hạn cũng là yếu tố giúp MSN được nhà đầu tư đánh giá có nhiều tiềm năng trong giai đoạn 2025 – 2026, đặc biệt là trong bối cảnh dòng vốn ngoại đang quay trở lại với tâm thế “chọn mặt gửi vàng” hiện nay.

Nguồn Vietnambiz

uyen

Related post