THỊT BÒ MÁT ÚC VÀ TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA DÒNG SẢN PHẦM CAO CẤP

THỊT BÒ MÁT ÚC VÀ TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA DÒNG SẢN PHẦM CAO CẤP

Thịt bò đã củng cố vị trí của nó như là một sản phẩm cao cấp xứng đáng với một thị trường đáng giá hàng triệu đô la tại Trung Quốc. Chìa khóa của việc tiêu thụ các sản phẩm thịt bò mát nhập khẩu tại Trung Quốc là hướng đến đối tượng khách hàng […]

Thịt bò đã củng cố vị trí của nó như là một sản phẩm cao cấp xứng đáng với một thị trường đáng giá hàng triệu đô la tại Trung Quốc. Chìa khóa của việc tiêu thụ các sản phẩm thịt bò mát nhập khẩu tại Trung Quốc là hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp hơn, những người sẵn sàng chi mạnh tay cho các dòng sản phẩm chất lượng.

Úc vẫn là nhà sản xuất số 1 về thịt bò

Trong bối cảnh thịt bò đóng đông lạnh, vốn rẻ hơn, từ Brazil tràn vào Trung Quốc, thịt bò mát xuất phát từ Úc sẽ là con át chủ bài để giúp xứ sở Kangaroo đạt con số kỷ lục tại thị trường lớn thứ tư này. Đây chính là kỳ vọng của những nhà nhập khẩu thịt bò hàng đầu tại Trung Quốc, với tham vọng đưa thịt bò mát nhập trực tiếp từ Úc lên bàn ăn của hơn 1.3 tỷ dân Trung Quốc.

Một con số đáng cân nhắc là trong năm nay, lượng thịt bò đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm 34% so với cùng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4, trong khi lượng thịt bò mát đã tăng đến 24%, con số từ Cục Thống Kê của Úc. Từ khi Brazil được cấp phép xuất khẩu thịt bò đến Trung Quốc vào giữa năm 2015, ngành xuất khẩu thịt bò của Úc đã bị cạnh tranh cực lớn, và Úc đã rớt xuống vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia cung cấp thịt bò trực tiếp lớn nhất cho Trung Hoa đại lục. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng lượng nhập khẩu thịt đông lạnh đáng kể đến từ các nước khác như Uruguay, New Zealand và Canada.

Goldrich International, một trong những nhà nhập khẩu thịt đỏ lớn nhất Trung Quốc, đã chuyển đổi từ việc nhập hoàn toàn thịt từ Úc sang việc lựa chọn khoảng 70% thịt từ Brazil. Goldrich đã nhập trung bình 300 container, tương đương 6500 tấn thịt bò mỗi tháng cho thị trường Trung Quốc.

Brazil đã buộc phải tập trung vào Trung Quốc, và để cạnh tranh, họ đã điều chỉnh giá cả thấp hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng loại. Một số lên đến 30%. Brazil có sản lượng dồi dào, và có thể cung cấp giá rẻ hơn. Tuy nhiên, quyền nhập khẩu độc quyền thịt mát của Úc vào thị trường Trung Quốc là điều Brazil không thể động đến, và nhu cầu thịt mát ngày càng tăng đồng nghĩa với việc nước Úc vẫn đang kiểm soát thế cuộc. Ngày càng nhiều các nhà hàng cao cấp mà Goldrich cung cấp yêu cầu được tiếp cận với các sản phẩm thịt mát, theo như đại diện của tổ chức này.

Goldrich phân phối thịt mát qua ba kênh: Thịt đông lạnh đến các lò mổ địa phương nhằm đảm bảo nguồn hàng đầy đủ nhất phục vụ nhu cầu địa phương; các nhà phân phối sĩ (thị trường chính của công ty) và các chuỗi khách sạn và siêu thị. Công ty cũng có nguồn từ Uruguay, New Zealand, Canada và Argentina, đồng thời công ty đang xây dựng mối quan hệ với Mông Cổ và Costa Rica, nhưng theo bà Gao, giám đốc Goldrich, thịt mát từ Úc vẫn được xem là vượt trội so với các sản phẩm khác.

“Vì nó là tự nhiên, tốt cho sức khỏe, hoàn toàn được cho ăn cỏ, không có hóa chất, thịt bò Úc có những đối tượng khách hàng riêng biệt, những người sẽ trả nhiều tiền hơn”, theo bà Gao.

Dù ngân sách của nhiều gia đình Trung Quốc đã giảm, có thể đến 25%, do nền kinh tế chậm lại, nhưng dài hạn hơn, mười năm nữa, có một tương lai rất tươi sáng cho thịt bò Úc ở Trung Quốc khi nhu cầu tăng. Thế hệ trẻ đã đi du lịch nhiều hơn và muốn các món ăn theo phong cách phương Tây. Ngay cả những người chưa có dịp ra nước ngoài cũng tỏ ra rất thích thú với việc sử dụng thịt mát theo tư tưởng cách tân.

Thịt mát bò Úc được chế biến thành những món ăn thượng hạng

Goldrich có trụ sở tại thành phố cảng phía bắc Đại Liên, nơi du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng. Nhà điều hành du lịch Peter Jiang đồng ý thịt bò từ Úc vì những lợi thế vượt trội, tuy nhiên giá cả cũng là cả một vấn đề lớn.

“Chúng tôi biết có rất ít bệnh ở Úc và thịt bò từ đây là tốt và tự nhiên và nhiều người Trung Quốc sẵn sàng trả nhiều hơn một chút cho điều đó”, ông nói. Peter Jiang, người làm việc trong ngành du lịch ở Đại Liên, cho biết nhiều người ở Trung Quốc sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thịt bò mát Úc vì nó được coi là lành mạnh và tự nhiên.

“Bây giờ chúng tôi đang trở nên ý thức hơn về những gì tươi nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ người dân ở đây có thể đủ khả năng trả nhiều tiền hơn cho điều đó. Đối với cá nhân tôi, sẽ không đáng để có thịt bò tươi – Quan trọng là chất lượng thịt phải tốt hơn, chứ không nhất thiết phải là thịt nóng, tươi.”

Đối với chủ nhà hàng nổi tiếng tại Đại Liên là Maggi Li, bít tết kiểu phương Tây là một tính năng trong thực đơn nhưng sự khác biệt về giá cho sản phẩm của Úc vẫn còn quá lớn. “Nhiều người Trung Quốc ngày nay thích thịt bò hơn mười năm trước và những người trẻ tuổi thực sự thích bít tết”, cô nói.

Thịt bò mát, theo định nghĩa của các nhà sản xuất và xuất khẩu từ Úc, hướng đến một thị trường hoàn toàn khác.  Bà Gao chắc chắn muốn thấy nhiều lò mổ Úc được chấp thuận cung cấp thịt bò mát cho Trung Quốc để nâng cao cạnh tranh và tạo nên áp lực nhằm giảm giá sản phẩm.

Theo Nhà chăn nuôi

 

admin

Related post