Hoang mang trước thịt lợn sạch hữu cơ vì chưa có quy chuẩn
Khi nỗi lo về thực phẩm “bẩn” luôn thường trực, bủa vây bữa cơm mỗi gia đình. Các bà nội trợ luôn quan tâm đặc biệt tới các yếu tố “sạch”. Các loại thịt lợn sạch hữu cơ với giá 300.000-400.000 đồng/kg. Nhưng vẫn có người tìm mua. Thịt lợn sạch hữu cơ dù xuất […]
Khi nỗi lo về thực phẩm “bẩn” luôn thường trực, bủa vây bữa cơm mỗi gia đình. Các bà nội trợ luôn quan tâm đặc biệt tới các yếu tố “sạch”. Các loại thịt lợn sạch hữu cơ với giá 300.000-400.000 đồng/kg. Nhưng vẫn có người tìm mua. Thịt lợn sạch hữu cơ dù xuất hiện trên thị trường từ khá lâu, khoảng năm 2012-2013. Nhưng phải gần đây mới thực sự được người tiêu dùng biết đến. Do tình trạng thực phẩm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe. Vậy như thế nào được gọi là thịt lợn hữu cơ? Và tại sao nó lại có mức giá cao hơn so với các loại thịt thông thường khác?
Chưa có quy định về thịt lợn sạch hữu cơ
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có tiêu chuẩn về thịt mát, thịt đông lạnh. Chưa có một quy định, quy chuẩn nào cho khái niệm thịt hữu cơ như lời quảng cáo.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhìn nhận, đến nay tại Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn, hay quy chuẩn nào về thịt lợn sạch hữu cơ. Khái niệm cơ bản về thịt lợn hữu cơ cho đến nay vẫn còn rất “mù mờ”. Theo ông Trọng, hiện trong lĩnh vực chăn nuôi mới có bộ quy chuẩn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp sạch do Cục Chăn nuôi xây dựng.
Hiện đã có 2.300 hộ được cấp chứng nhận và khoảng 240 trang trại. Nhưng chi phí để cấp giấy chứng nhận quá cao. Số lượng nông hộ, trang trại đạt chứng chỉ VietGap ngày càng ít đi. Theo quy định, chứng nhận lần đầu của trang trại VietGap sẽ do Nhà nước hỗ trợ. Từ lần thứ 2, doanh nghiệp sẽ phải tự chi trả. Giá mỗi lần đánh giá để cấp lại chứng chỉ VietGap là 70 triệu đồng. 2 năm phải đánh giá lại một lần. Đối với nông hộ thì giá là 1 triệu đồng/lần.
Chăn nuôi thịt lợn sạch hữu cơ theo quy trình VietGap
Có cơ quan chức năng giám sát nhưng việc tuân thủ vẫn chưa đầy đủ. Còn chăn nuôi lợn theo quy trình hữu cơ chưa có bộ tiêu chuẩn. Cũng không bị giám sát bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào. Như vậy, người tiêu dùng khó có thể đặt niềm tin.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thông tin thêm, doanh nghiệp cũng không sai khi tự công bố sản phẩm thịt lợn sạch hữu cơ. Quy định cho phép doanh nghiệp được áp dụng theo các quy trình chăn nuôi khác nhau. Áp dụng theo quy trình của các tổ chức trong và ngoài nước.
Còn Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đăng Vang đánh giá:“Hiện ở Việt Nam có rất nhiều ý kiến trái chiều khi nói về thực phẩm hữu cơ. Có ý kiến cho rằng cứ mua giống rau, giống vật nuôi về nhà trồng và nuôi là thành sản phẩm hữu cơ. Tôi cho rằng, đó không phải là thực phẩm hữu cơ. Ở Việt Nam, để có bộ quy chuẩn rõ ràng về thực phẩm hữu cơ. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cùng các cơ quan quản lý nhà nước phải ngồi lại bàn bạc”. Do đó, các bà nội trợ phải hết sức thông thái. Từ đó, mới có thể chọn mua được những sản phẩm an toàn cho gia đình mình.