4 mẹo đơn giản nhận diện thịt sạch khi đi chợ cho các chị em nội trợ
Với các bà nội trợ, việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn cho cả gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Vì đó là dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng thành viên trong gia đình. Ngày nay, khi nguồn hàng hóa, thực phẩm trở nên phong phú, đa […]
Với các bà nội trợ, việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn cho cả gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Vì đó là dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng thành viên trong gia đình. Ngày nay, khi nguồn hàng hóa, thực phẩm trở nên phong phú, đa dạng, việc kiểm soát nó cũng trở nên khó khăn hơn. Ăn sạch trở thành vấn đề cấp thiết, hàng ngày. Mỗi bà nội trợ đều có những kiến thức khoa học hay kinh nghiệm cá nhân để thông thái lựa chọn thực phẩm. Đối với thịt lợn, chúng tôi mách nước để tham khảo 4 mẹo đơn giản nhận diện được thịt sạch.
Người Việt có rất nhiều món ăn truyền thống sử dụng nguyên liệu là thịt lợn. Không chỉ có thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thịt lợn còn phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, trên thị trường, đặc biệt tại các khu chợ truyền thống, việc kiểm soát thịt lợn là rất khó khăn.
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cho rằng, chất độc thường sử dụng trong thịt lợn là Clenbuterol. Đây là chất có trong thịt lợn siêu nạc, có thể gây độc cho cơ thể. Đặc biệt là khi sử dụng liên tục trong thời gian kéo dài. Cơ thể nhiễm Clenbuterol sẽ bị rối loạn nhịp tim.Cùng với đó là các triệu chứng tăng huyết áp, run cơ, co thắt phế quản, gây phù nề, liệt cơ. Chúng tôi tạm gọi các loại thịt lợn nhiễm chất này là “thịt lợn bẩn”. Để hạn chế tối đa và tránh mua phải thịt lợn “bẩn”, lưu ý 4 mẹo sau:
-
Quan sát màu sắc của thịt sạch
Thịt tươi ngon, không có chất độc hại sẽ có màu sắc tự nhiên hồng hào nhưng không bị đỏ rực. Những miếng thịt lợn có chứa nhiều Ractopamine, Clenbuterol thường sẽ có màu đỏ sậm khác thường. Cảm quan sợ bộ rất sáng, bóng, trên da có thể có những đốm đỏ.
-
Kiểm tra độ đàn hồi
Thịt lợn sạch các tảng thịt hoặc khi đã pha lóc ra vẫn rất rắn chắc. Các thớ thịt đều nhau, độ đàn hồi tốt. Nếu ấn tay vào ngay lập tức thịt sẽ đàn hồi trở lại. Khi thái sẽ không có dịch bất thường nào chảy ra, không chảy nhão. Những miếng thịt lợn “bẩn”, siêu nạc, thịt chảy nhão. Khi dùng tay sờ lên bề mặt khối thịt sẽ có cảm giác như ứ nước bên trong miếng thịt.
Tại các khu chợ truyền thống, nhiều tiểu thương còn dùng mẹo tẩm ướp hàn the, muối diêm vào thịt. Từ đó, miếng thịt nhìn rất tươi, cầm lên thấy cứng chắc. Nhưng khô, thớ thịt săn, không bị dính. Dù cứng bên ngoài nhưng khi thái lại thấy nhũn mềm bên trong. Sau khi rửa sẽ chuyển màu nhợt nhạt, không còn màu hồng hào, có mùi hôi tanh.
-
Kiểm tra lớp mỡ
Thông thường lớp mỡ của thịt sạch có bề dày từ 1,5-2cm.
Mỡ và bì càng dày càng chứng tỏ lợn được nuôi đủ thời gian, không ăn cám tăng trọng.
Con lợn khỏe mạnh, không ốm sẽ cho màu mỡ trắng phau. Quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy điều nay. Với lợn được nuôi bằng cám tăng trọng hay có chất tạo nạc, lớp mỡ thường rất mỏng. Nạc dính tới tận lớp bì. Nếu có mỡ phần mỡ chỉ khoảng 1cm.
-
Khi chế biến
Để phát hiện một miếng thịt ngon, dễ nhất là luộc lên. Nước luộc thơm, trong, không có bọt vàng là thịt sạch. Hoặc khi rang lên, thịt có mùi thơm, không ra nhiều nước. Trái lại, thịt lợn “bẩn”, luộc lên có mùi hôi. Bọt và váng nổi nhiều, không thể dùng nước luộc thịt để nấu canh do có mùi khác thường.